• Quá trình hình thành
  • Quá trình hình thành và phát triển của Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm

Quá trình hình thành và phát triển của Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm

Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, tiền thân là Khoa Công nghệ sinh học, thành lập từ năm 1993. Định hướng phát triển của Viện là: “Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy luôn gắn liền và phù hợp với nhu cầu thực tiễn sản xuất và phát triển nền kinh tế của xã hội”.

GIỚI THIỆU CHUNG

Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội được thành lập theo quyết định số 2653/QĐ-TCCB ngày 01/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo Nghị quyết của Chính phủ số 18/ CP ngày 11/03/94; Chỉ thị 50 – CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ sinh học là một trong bốn hướng công nghệ mũi nhọn được chính phủ ưu tiên phát triển lâu dài. Với những đầu tư về cơ sở vật chất, khuyến khích nghiên cứu khoa học, với sự nỗ lực vươn lên của đội ngũ giảng viên, Khoa Công nghệ sinh học đã từng bước trưởng thành, có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển ngành công nghệ sinh học Việt Nam đồng thời là một trong những địa chỉ tin cậy về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học ngành công nghệ sinh học.

Ngày 15/8/2022, Khoa Công nghệ sinh học được chính thức đổi tên thành Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm theo Quyết định số 2828/QĐ-ĐHM của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội về việc thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm trên cơ sở tổ chức lại Khoa Công nghệ sinh học.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

2.1 Mục tiêu đào tạo 

  • Đào tạo kỹ sư công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm. Người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc, được các nhà tuyển dụng công nhận về chất lượng đào tạo, có đủ khả năng hội nhập với nền khoa học công nghệ ngày càng phát triển trong nước và trên thế giới.
  • Không ngừng nâng cao uy tín khoa học của giảng viên và của Nhà trường thông qua việc tăng cường hoạt động khoa học, nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào thực tiễn để đạt trình độ tiên tiến trong nước.

2.2  Nhiệm vụ
Đào tạo

  • Chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm nhằm trang bị cho người học kiến thức toàn diện gồm các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng bổ trợ.
  • Đảm bảo sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, có thái độ chính trị đúng đắn, có năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc các nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm.

Viện đã đào tạo được hơn 3300 kỹ sư và cử nhân công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã và đang làm việc các công ty, các viện nghiên cứu về công nghệ sinh học, dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm hoặc tiếp tục học sau đại học và giảng dạy tại một số trường đại học trong nước.

Các đối tác liên kết đào tạo của Viện gồm có nhiều cơ quan và doanh nghiệp trong nước và trên thế giới như: Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế vùng Arava (AICAT) – Israel, Đại học Yeungnam – Hàn Quốc, Đại học Sun Moon – Hàn Quốc, Đại học Myongji – Hàn Quốc, Công ty Kids Forest – Nhật Bản, Công ty Marukyo Shokusan – Nhật Bản, Công ty Tokiwa – Nhật Bản, Công ty Dầu ăn Cái Lân, Công ty Cổ phần CP Việt Nam, Công ty Kinh Đô, Công ty Cổ phần Sữa TH TrueMilk, Viện Hoá học Các hợp chất thiên nhiên, Bệnh viện Đức Giang, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, v.v.

Nghiên cứu khoa học và hợp tác

Định hướng nghiên cứu khoa học của Viện tập trung vào bốn hướng:

    • Tích cực tìm nguồn vốn đầu tư để hiện đại hoá cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ của Viện nhằm tạo tiền đề triển khai các đề tài, dự án khoa học và công nghệ
    • Tăng cường hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức khoa học và công nghệ trong nước, nước ngoài để nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên, khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
    • Xây dựng các nhóm nghiên cứu, tạo động lực cho giảng viên, sinh viên tham gia đề xuất ý tưởng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
    • Hoàn thiện các sản phẩm khoa học công nghệ để triển khai ứng dụng nhằm tạo ra các sản phẩm nghiên cứu khoa học được đưa ra thị trường,triển khai sản xuất.

Nghiên cứu khoa học là hoạt động vừa hỗ trợ nâng cao năng lực của giảng viên vừa đảm bảo chất lượng đào tạo. Các đối tác liên kết nghiên cứu khoa học của Viện gồm Công ty TNHH Dược phẩm Hải Phát, Công ty Legend Bio Việt và nhiều cơ quan, doanh nghiệp khác trong và ngoài nước. Trong năm năm gần đây, giảng viên của Viện đã tham gia 03 đề tài cấp Bộ, 15 đề tài cấp cơ sở và công bố 60 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, báo cáo khoa học, kỷ yếu hội thảo trong và ngoài nước.

  •  

THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC

Về đội ngũ giảng viên 

Hiện nay, số lượng giảng viên cơ hữu của Viện là 16, với 01 Phó Giáo sư, 9 tiến sĩ, thạc sĩ, 5 thạc sĩ. Các giảng viên trong Viện là những người có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, tận tâm với công việc, đạt được một số danh hiệu cá nhân và tập thể như Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Bằng khen tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, v.v.

Viện còn mời hơn 50 giảng viên thỉnh giảng có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học lâu năm từ các Viện nghiên cứu, Trường đại học như Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Công nghệ thực phẩm, v.v.

Về đào tạo 

Viện đã đào tạo được hơn 3500 kỹ sư / cử nhân công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã và đang làm việc các công ty, các viện nghiên cứu về công nghệ sinh học, dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm hoặc tiếp tục học sau đại học và giảng dạy tại một số trường đại học trong nước.

Viện đã và đang đào tạo hệ cao học ngành công nghệ sinh học với trung bình 3-5 học viên tốt nghiệp mỗi năm.

Về nghiên cứu khoa học

Với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn vững vàng, cùng với hệ thống phòng thí nghiệm được bổ sung trang thiết bị phục vụ các nghiên cứu chuyên sâu từ năm 2010 đến 2015, Viện đã chủ trì 23 đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Trường, 04 đề tài cấp Nhà nước thuộc các chương trình Hóa dược, KC04, KC06 và quỹ Khoa học công nghệ quốc gia; 03 Đề tài cấp Bộ giáo dục Đào tạo, 01 đề tài cấp Thành phố. Các đề tài đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế có khả năng ứng dụng cao và tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học cho cán bộ giảng viên tại Viện.

Với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên, các nhóm sinh viên của Viện đã đạt được một số giải thưởng:

  • Giải Nhất NCKH sinh viên cấp Trường năm 2023, Giải Nhì NCKH sinh viên cấp Trường năm 2022, Giải Nhất NCKH sinh viên cấp Trường năm 2019
  • Giải Khuyến khích sinh viên NCKH Eureka Toàn quốc năm 2023
  • Giải Nhì sinh viên khởi nghiệp HOU.SV.STARTUP năm 2022, Giải Nhì sinh viên khởi nghiệp HOU.SV.STARTUP năm 2021.

Scroll