Ngành công nghệ thực phẩm ở Việt Nam hiện đang phát triển mạnh mẽ với những nghề kỹ thuật chính sau: Công nghệ chế biến thịt – các sản phẩm từ thịt (thịt đông lạnh, thịt hộp, thịt bò khô,… ); công nghệ sản xuất sữa và chế biến sữa (sữa tiệt trùng, sữa tươi, sữa bột,… ); sản xuất rượu bia; nước giải khát – nước ngọt; bảo quản và chế biến thực phẩm thủy hải sản; sản xuất đường – bánh kẹo; sản phẩm ăn liền; bảo quản hoa quả;…. Những kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm sẽ làm việc trong các nhà máy xí nghiệp lớn, nhỏ trong nước, các sản phẩm của ngành này có thể được sản xuất và tiêu thụ trong nước, tuy nhiên có thể xuất khẩu để đem lại nguồn lợi nhuận cao hơn.
Sinh viên muốn theo ngành học này cần có đam mê và sở thích về công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm; yêu thích nghiên cứu về thực phẩm; nhạy bén, nhanh nắm bắt được tâm lý, nhu cầu ẩm thực; tính cẩn thận, tỉ mỉ và nhẫn nại; ham tìm tòi, học hỏi; có tư duy sáng tạo, khả năng phân tích cao.
PGS.TS Tạ Thị Thu Thuỷ, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Mở Hà Nội, cho biết: Sinh viên theo học ngành này sẽ học các môn cốt lõi về kỹ thuật, công nghệ, khoa học thực phẩm và nhiều môn lựa chọn về công nghệ chế biến các sản phẩm thực phẩm như: sữa và sản phẩm từ sữa (phô mai, kem…), đường và bánh kẹo, trà – cà phê – cacao, thịt và các sản phẩm từ thịt (xúc xích, đồ hộp, pate…), sản phẩm từ thủy sản, dầu béo,…
ThS. Lương Tuấn Long – TP. Công tác Chính trị và Sinh viên, Trường Đại học Mở Hà Nội cho biết: Tỉ lệ sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm của trường sau tốt nghiệp có việc làm lên tới 92% với mức thu nhập ban đầu lên tới 10-15 triệu đồng/tháng. Ở cấp quản lý có thể lên tới 30-40 triệu đồng/tháng.
Xem Công nghệ thực phẩm – Ngành học với mức thu nhập hấp dẫn trên Tạp chí Kinh tế nông thôn tại ĐÂY:
https://kinhtenongthon.vn/Cong-nghe-thuc-pham—Nganh-hoc-voi-muc-thu-nhap-hap-dan-post57285.html?fbclid=IwAR29BIRpaBJgfxN3mB8c0F0mXdJ4bEr70rFXRSK8kg8ZxmCNmEQVajunPGY